Sai lầm lớn nhất trong lĩnh vực Sư phạm Piano suốt hai trăm năm qua là cái tiên đề rằng tài năng (talent) là thứ bẩm sinh. Điều này có nghĩa là tài năng là thứ không thể được dạy. Ngày nay, chúng ta đã biết rằng, trong thực tế, các phương pháp thực hành thích hợp có khả năng làm cho bất cứ một ai cũng đều có thể trở thành một nghệ sĩ dương cầm "tài năng"! Tôi đã gặp sự sai lầm này một cách bất biến tại hàng trăm buổi trình diễn thính phòng của sinh viên (student recitals) và cuộc thi piano mà tôi đã chứng kiến. Thực ra, lời tuyên bố [chính xác nó là lời Tuyên Án] “Em [nhất định] sẽ không thành công nếu không có tài năng" chỉ có nghĩa là kẻ phát ngôn nào không biết [phương pháp khoa học] giảng dạy. May thay, ngày nay một nhận thức ngày càng gia tăng [trong lĩnh vực sư phạm-giáo dục] rằng
* Thiên tài (genius) là cái có thể được giảng dạy (Olson).
Tri thức là một điều kỳ diệu. Chúng ta vẫn là cái nhân loại của hàng ngàn năm trước; song, hôm nay, chúng ta có khả năng xây dựng những tòa nhà chọc trời và sử dụng internet là nhờ chúng ta có tri thức mới. TRI LỰC có thể thay thế, hoặc mạnh hơn, NÃO LỰC THUẦN THIÊN BẨM[1]. Để minh chứng điều này, hãy lấy một học sinh lớp 5 có sức học trung bình ngày nay và rồi đưa em nhỏ đó xuyên qua cánh cổng thời gian đặng trở lại Ai Cập của 8.000 năm trước, rồi cho em nhỏ ấy viết ra mọi thứ em học biết về toán học. Em nhỏ ấy nhất định sẽ được ghi vào lịch sử như là thiên tài toán học vĩ đại nhất của toàn nhân loại ! Ấy nên, rõ ràng rằng chúng ta có thể tạo sanh những thiên tài bằng cách giảng dạy những năng lực thiên tài.
*[1]Nguyên văn: rawbrain power:raw: chỉ cái năng lực trời sinh chứ chưa được rèn giũa, cải thiện,,, bởi sự giáo dục/dưỡng
Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)
Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ)
Biên tập: Lê Minh Hiền (nhạc sĩ)
*** Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co.,Ltd